Những thương vụ thành công và thất bại trong sự nghiệp của Warren Buffett - Đầu tư chứng khoán

Latest

Đầu tư chứng khoán cho mọi người

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2022

Những thương vụ thành công và thất bại trong sự nghiệp của Warren Buffett

Thành tích đầu tư của Warren Buffett gần như không chê vào đâu được ông đã gặt hái được rất nhiều thành công trong đầu tư.

Trong suốt cuộc đời của mình, Buffett đã xây dựng Berkshire Hathaway thành một trong những công ty lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ, tích lũy tài sản cá nhân hơn 80 tỷ USD và được ca ngợi là một trong những nhà từ thiện hàng đầu thế giới.

Nhưng trong sự nghiệp kéo dài 75 năm, không có gì ngạc nhiên khi ngay cả Buffett cũng mắc phải sai lầm kỳ quặc, và có một sai lầm mà ông tuyên bố cuối cùng đã khiến ông thiệt hại ước tính khoảng 200 tỷ đô la!


Video sẽ tổng hợp cho các bạn các thương vụ đầu tư, sắp xếp theo trình tự thời gian. Bạn có thể nghiền ngẫm và đọc sâu hơn về những thương vụ bất kỳ thu hút sự chú ý của bạn. Tuy nhiên, bạn nên đọc theo trình tự để hiểu được quá trình Warren Buffett cải thiện bản thân với tư cách một nhà đầu tư.

Những thương vụ thành công của Warren Buffett

Những thương vụ thành công của Warren Buffett - phần 1:



Những thương vụ thành công của Warren Buffett - phần 2:


Những thương vụ thành công của Warren Buffett - phần 3:

Những thương vụ thành công của Warren Buffett - phần 4:

Những thương vụ thành công của Warren Buffett - phần 5:


Những thương vụ sai lầm đắt giá của Warren Buffett


Tóm tắt những thương vụ thành công nổi bật của Warren Buffett

1. See’s Candy Shops năm 1972.

Với số vốn là 30 triệu USD trong vòng 46 năm lại có thể mang lại tổng giá trị hiện tại (2018) không dưới 25 tỷ USD.

2. Nebraska Furniture Mart (1983).

Tổng giá trị mua: 55 triệu đôla chiếm 80% giá trị cổ phần. Lợi nhuận: hàng triệu USD mỗi năm. Hiện nay, Nebraska Furniture Mart có giá trị khoảng 1 tỷ USD.

3. Scott Fetzer (1986).

Bỏ ra 315 triệu đôla tiền mặt để mua Scott & Fetzer.

4. Geico (1976).

Tổng giá trị mua: 2.75 tỷ USD.

Lợi nhuận: hàng chục tỷ USD. Hiện vẫn là một công ty thuộc Berkshire Hathaway.

5. Bản đồ Sanborn (1960)

Giá mua. khoảng 45 triệu đô la

Lợi nhuận. khoảng 50% tương đương 22.5 triệu USD.

6. American Express năm 1964-1968

Tổng giá trị 13 triệu đô la. Lợi nhuận: 20 triệu đô la hay khoảng 154%.

7. Thời Báo Washinton Post năm 1974

Tổng giá trị mua khoảng 10.6 triệu đô la. Lợi nhuận. Hàng trăm triệu đô la.

8. Capital Cities-ABC-Disney (1986)

Giá mua: 517.5 triệu đô la. Giá bán: Hơn 3.8 tỷ đô la. Lợi nhuận: 3.3 tỷ USD.

9. Coca-Cola (1988)

Giá mua: 1.299 tỷ đô la năm 1988 . Năm 2019 Lợi nhuận khoảng 19.4 tỷ USD.

10. Freddie Mac (1988)

Giá mua: giá 4 USD / cổ phiếu. Tổng giá bán: gần 70 đô la. Lợi nhuận: hơn 1.500%.

11. Well Fargo (1990)

Cuối năm 2003, Berkshire sở hữu hơn 56 triệu cổ phiếu, với giá thị trường là 4,6 tỷ đôla, trong khi tổng chi phí mua tích lũy là 2,8 tỷ đôla. Thương vụ này đã mang lại cho Berkshire Hathaway hơn 1,8 tỷ đô la.

12. Thương vụ Proter & Gamble (P&G).

Mua Gillette trị giá khoảng 3,2 tỷ USD chuyển đổi thành 96 triệu cổ phiếu P&G. Bán bớt còn giữ nắm giữ còn 52,8 triệu cổ phiếu trị giá khoảng 4 tỷ USD.

13. Ngân hàng Goldman Sachs.

Giá mua: trả 5 tỷ USD Lợi nhuận: hơn 3 tỷ USD từ chứng quyền cộng với giá trị cổ phiếu còn nắm giữ.

14. Ngân hàng M&T

Giá mua: trị giá khoảng 600 triệu USD. Lợi nhuận: hàng trăm triệu USD.

Iscar trị giá 4 tỷ USD: Berkshire Hathaway mua công ty gia công kim loại của Israel này vào năm 2006, và tỷ phú Buffett sau đó coi thương vụ này là “mua lại giấc mơ”.

Marmon Holdings trị giá 4,5 tỷ USD: Đây là tập đoàn công nghiệp được thành lập bởi Thống đốc bang Illinois J.B. Pritzker. Berkshire tiếp quản công ty từ đầu năm 2008. Pritzker cho biết ông chọn bán tài sản cho Buffett vì ông trùm đầu tư có tiếng mát tay khi mua lại các doanh nghiệp.

Duracell trị giá  4,7 tỷ USD: Tỷ phú Warren Buffett quyết định thâu tóm hãng pin lớn nhất thế giới Duracell từ Procter & Gamble (P&G) vào năm 2014. Việc chuyển nhượng hoàn tất vào đầu năm 2016.

NV Energy trị giá  5,6 tỷ USD: Công ty con của Berkshire mua công ty tiện ích có trụ sở tại Las Vegas vào đầu năm 2013.

Pacificorp trị giá  9,4 tỷ USD: Một công ty con khác của đế chế đầu tư mua nhà phân phối điện này vào năm 2005.

Kraft Heinz trị giá 28 tỷ USD: Berkshire và 3G Capital đồng tiếp quản nhà sản xuất nước sốt cà chua Kraft Heinz vào năm 2013 trước khi sáp nhập nó với hãng thực phẩm Kraft 2 năm sau đó.

Burlington Northern Santa Fe (BNSF) trị giá 34 tỷ USD: Berkshire Hathaway nắm giữ cổ phần kiểm soát công ty đường sắt này vào cuối năm 2009. Tổng số tiền mua là 34 tỷ USD, nhưng thỏa thuận cũng kèm theo khoản nợ 10 tỷ USD của BNSF, đưa thương vụ tiếp quản này trở thành lớn nhất trong lịch sử của Berkshire.

Precision Castparts trị giá 37 tỷ USD: Đây là thương vụ mua lại gần nhất của Berkshire Hathaway vào năm 2016, khi tỷ phú Buffett mua lại hãng sản xuất thiết bị hàng không vũ trụ Precision Castparts. Precision Castparts là nhà cung cấp linh kiện cho các hãng sản xuất máy bay, công ty điện lực và các hãng công nghiệp khác.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét