Các dạng biểu đồ và đường xu hướng trendline - Đầu tư chứng khoán

Latest

Đầu tư chứng khoán cho mọi người

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2022

Các dạng biểu đồ và đường xu hướng trendline

Các dạng biểu đồ ngày nay.

Hiện nay, trên thị trường có 2 biểu đồ phổ biến là nến nhật và biểu đồ hình thanh.

Cả hai loại biểu đồ này đều có cấu tạo tương tự nhau: gồm giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất. Tuy nhiên, cách thể hiện khác nhau, với những dụng ý và cách thức phân tích cũng có một phần khác nhau.

 

Biểu đồ dạng thanh: được dùng để tổng hợp các biến động giá trong một khung thời gian xác định, gồm có giá mở cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất, giá đóng cửa.

Giá mở cửa (open) được biểu thị bởi một dấu gạch ngang bên phía trái của thanh thẳng đứng. Giá đóng cửa là dấu gạch ngang bên phía phải của thanh thẳng đứng. Giá cao nhất (high) là đỉnh của thanh và giá thấp nhất là đáy của cột (thanh).


Đường xu hướng trendline là gì?

Trendline hay đường xu hướng là 1 đường thẳng nối giữa các đỉnh lại với nhau hoặc các đáy với nhau bằng một đường thẳng, nhằm xác định xu hướng chính của thị trường trong một khoảng thời gian nhất định. Đường trendline rất quan trọng trong phân tích kỹ thuật, vì nó giúp chúng ta xác định được xu hướng thị trường, xu hướng này còn tiếp tục hay sẽ kết thúc. Khi giá phá vỡ đường xu hướng, nó cho ta thấy xu hướng hiện tại đã kết thúc, một xu hướng mới sẽ hình thành.

Xu hướng thị trường hay đường trendline gồm có 3 loại:

Xu hướng tăng (khi tạo ra các đáy cao hơn). Gọi là Uptrend.

Xu hướng giảm ( khi tạo ra các đỉnh thấp hơn). Gọi là Downtrend.

Xu hướng đi ngang (khi giá chỉ chạy trong 1 khoảng nhất định). Gọi là Sideway.

Đường xu hướng càng dốc thì độ tin cậy càng thấp và khả năng bị phá vỡ càng cao.

Cách vẽ đường trendline:

Cần ít nhất 2 đỉnh hoặc 2 đáy để vẽ 1 đường xu hướng nhưng cần phải có thêm đỉnh thứ 3 thì đường xu hướng đó mới được xác nhận.

Khi vẽ trendline chỉ sử dụng thân nến để vẽ. Người phương tây thường sử dụng biểu đồ thanh giá, nên giá cao nhất hay thấp nhất không ảnh hưởng đến việc vẽ trendline. Khi bạn sử dụng biểu đồ nến Nhật, thì thường sẽ phân tâm vì giá cao nhất và thấp nhất, tức là phần râu nến. Vì trendline là đường xu hướng, nhằm xác định xu hướng của giá nên không quá quan trọng vấn đề này. Tuy nhiên, Để chính xác nhất hãy dùng cả râu, trong trường hợp râu nến quá dài bạn có thể bỏ qua.

Đối với đường xu hướng tăng, chúng ta thường nối các đáy của biểu đồ để tạo nên một xu hướng tăng. Vì trong một xu hướng tăng, giá thường test lại đường xu hướng này. Khi giá phá vỡ đường xu hướng này thì xu hướng tăng kết thúc.

Đối với đường xu hướng giảm, chúng ta thường nối các đỉnh của biểu đồ để tạo nên một xu hướng giảm. Vì trong một xu hướng giảm, giá thường test lại đường xu hướng này. Khi giá phá vỡ đường xu hướng này thì xu hướng giảm kết thúc.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét