Ngưỡng hỗ trợ và đường kháng cự - support and resistance - Đầu tư chứng khoán

Latest

Đầu tư chứng khoán cho mọi người

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2022

Ngưỡng hỗ trợ và đường kháng cự - support and resistance

Kháng cự và hỗ trợ.

Ngưỡng hỗ trợ là giá, hoặc vùng giá mà khi giá hiện tại giảm chạm vào ngưỡng đó có xu hướng bật ngược tăng trở lại. Còn ngưỡng kháng cự là giá hay vùng giá mà khi đường giá hiện tại tăng đến ngưỡng đó có xu hướng bật ngược giảm.

Kháng cự và hỗ trợ là một đường hay một vùng.

Kháng cự và hỗ trợ là một vùng giá chứ không phải chỉ là một mức giá cụ thể. Vì lầm tưởng điều này, dẫn đến nhiều nhà đầu tư xác định sai ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, từ đó có những quyết định giao dịch mang tính sai lầm.


Các loại hỗ trợ và kháng cự .

Hỗ trợ và kháng cự được xem là công cụ hỗ trợ phân tích hiệu quả nhất dành cho các nhà đầu tư. Và dựa theo cách thức hoạt động, sự hình thành của xu hướng, các nhà đầu tư có thể chia hỗ trợ và kháng cự thành các loại khác nhau như sau:

1. Theo xu hướng: Được hình thành khi nối 2 đỉnh và 2 đáy gần nhất với nhau. Giá thường có xu hướng hình thành đỉnh sau bằng đỉnh trước, đáy sau bằng đáy trước. Chúng ta có thể kẻ 2 đường thẳng song song thành đường hỗ trợ, kháng cự.

2. Ngưỡng hỗ trợ và kháng cự tại các con số làm tròn

3. Đường xu hướng và đường trung bình động đều thể hiện mức hỗ trợ và kháng cự.

4. Các khoảng trống giá trên biểu đồ thể hiện mức hỗ trợ /kháng cự.

5. Theo mức phục hồi Fibonacci: Dựa vào các con số % của dãy Fibonacci là 23.6%, 38.2%, 50%, 61.8% và 100% chúng ta cũng có mức hỗ trợ, kháng cự tương ứng.

Cách xác định vùng kháng cự hỗ trợ.

Hỗ trợ và kháng cự là một vùng giá, cho nên các nhà đầu tư cần nắm được bản chất mới có thể đưa ra lựa chọn đúng đắn. Cụ thể để xác định vùng hỗ trợ và kháng cự chúng ta có thể làm như sau:

Chúng ta sẽ nối hai đáy giá đóng cửa thấp nhất gần nhau để xác định hỗ trợ. Nếu hai đáy so le hoặc có bóng nến khác nhau, ta nên nối các mức giá đóng cửa thấp nhất với nhau để tạo thành vùng hỗ trợ.

Để xác định vùng kháng cự: ta nối hai đỉnh gần nhất với nhau. Nếu có 2 đỉnh so le, ta có thể nối 2 đỉnh giá đóng cửa cao nhất để tạo thành vùng hỗ trợ.

Với cách xác định này bạn cần phải dựa vào bóng nến để tìm ra vùng hỗ trợ và kháng cự. Theo đó, nếu thấy vùng đỉnh hoặc đáy có nhiều nến thì ta có thể lấy khoảng giá giữa giá cao nhất hoặc thấp nhất với mức giá đóng cửa gần nhất.

Trong một số trường hợp, chúng ta có thể nối đỉnh giá này với đáy giá kia để tạo thành vùng hỗ trợ.

Cách giao dịch với hỗ trợ và kháng cự.

Có 2 phương pháp giao dịch với hỗ trợ và kháng cự được nhiều trader áp dụng là: giao dịch khi giá bật lại và giao dịch khi giá phá vỡ. Cụ thể như sau:

 

Giao dịch khi giá bật lại.

Phương pháp giao dịch này sẽ dựa trên việc giá bật lại sau khi chạm đường hỗ trợ hoặc kháng cự. Có nghĩa là chúng ta sẽ đợi giá bật lại sau khi đã chạm vào các vùng hỗ trợ hoặc kháng cự rồi mới tiến hành vào lệnh. Như vậy sẽ tránh được rủi ro trong trường hợp giá sẽ phá vỡ các vùng hỗ trợ kháng cự.

Giao dịch khi giá bật lại từ đường hỗ trợ.

Trong một xu hướng tăng giá, Chúng ta sẽ vào lệnh mua hoặc long khi giá đã chạm vào các vùng hỗ trợ nhưng không vượt đường hỗ trợ, và bật trở lại. Điểm vào lệnh là giá cao hơn đường hỗ trợ, điểm dừng lỗ khi giá xuyên thủng đường hỗ trợ.

Giao dịch khi giá bật lại từ đường kháng cự.

Trong một xu hướng giảm giá, Chúng ta sẽ vào lệnh bán hoặc short khi giá đã chạm vào các vùng kháng cự nhưng không phá vỡ vùng kháng cự, và bật trở lại. Điểm vào lệnh là giá thấp hơn đường kháng cự, điểm dừng lỗ khi giá vượt lên trên đường kháng cự.

Giao dịch khi giá phá vỡ.

Thực tế, các mức hỗ trợ và kháng cự không được giữ mãi mãi, mà chúng thường xuyên bị phá vỡ. Khi giá phá vỡ hỗ trợ và kháng cự chúng ta sẽ giao dịch như sau:

Giao dịch khi giá phá vỡ đường hỗ trợ.

– Cách thông thường: Các trader sẽ vào lệnh bán hay short khi giá phá vỡ vùng hỗ trợ một cách rõ ràng.

– Cách thận trọng: Thay vì vào lệnh ngay sau khi giá phá vỡ vùng hỗ trợ, bạn cần đợi giá “hồi lại” đến vùng hỗ trợ đã phá vỡ rồi vào lệnh khi giá bật trở lại. Vì vùng phá vỡ hỗ trợ thường hay có bullbak tăng trở lại trước khi giá chính thức giảm xuống.

Điểm dừng lỗ đặt ngay trên đường hỗ trợ.

Giao dịch khi giá phá vỡ đường kháng cự.

– Cách thông thường: Chúng ta sẽ vào lệnh mua hay long khi giá phá vỡ vùng kháng cự một cách rõ ràng. 

– Cách thận trọng: Thay vì vào lệnh ngay sau khi giá phá vỡ vùng kháng cự, bạn cần đợi giá “hồi lại” đến vùng kháng cự đã phá vỡ rồi vào lệnh khi giá bật trở lại. Vì vùng phá vỡ kháng cự thường hay có bullbak giảm trở lại trước khi giá chính thức tăng lên.

Điểm dừng lỗ đặt ngay dưới đường kháng cự.

Những lưu ý khi sử dụng vùng hỗ trợ và kháng cự.

Trong khi giao dịch trên thị trường, các nhà đầu tư cần lưu ý khi sử dụng vùng hỗ trợ và kháng cự sau:

 

Hỗ trợ và kháng cự sẽ càng mạnh nếu giá thường xuyên back test lại khu vực này.

Giá thường xuyên phản ứng tại một vùng kháng cự mà không phá vỡ được thì vùng kháng cự đó được cho rằng càng mạnh. Vì theo các chuyên gia, giá sẽ không thể phá được vùng đó, điều này cũng ngược lại với hỗ trợ.

 

Khi kháng cự mạnh bị phá vỡ, sức mạnh của sự phá vỡ tỷ lệ với sức mạnh của kháng cự đó. Có nghĩa là, nếu kháng cự càng mạnh mà bị phá vỡ thì giá phá vỡ và xu hướng phá vỡ đó càng mạnh.

Chúng ta xem biểu đồ của FPT, với hai đường hỗ trợ và kháng cự kéo dài từ tháng 1 năm 2013 kéo dài đến tháng 11 năm 2017. Mặc dù giá đã nhiều lần test lại đường hỗ trợ và kháng cự nhưng không phá vỡ được. Nó cho thấy đây là một xu hướng mạnh mẽ và lâu dài.

 

Hỗ trợ kháng cự được coi là bị phá vỡ khi nào.

Có nhiều thời điểm, bạn sẽ thấy một đường hỗ trợ hoặc kháng cự bị phá vỡ. Nhưng ngay sau đó bạn nhận ra không phải, rằng giá thị trường chỉ đang phản ứng với vùng giá đó.

 

Vậy khi nào thì hỗ trợ và kháng cự được xem là đã bị phá vỡ?

 

Câu trả lời đó là: Khi giá đóng cửa nến vượt qua hỗ trợ hoặc kháng cự.

 

Hỗ trợ sẽ trở thành kháng cự và ngược lại khi bị phá vỡ.

Khi giá phá vỡ hỗ trợ sẽ thành kháng cự trong tương lai nếu giá giảm mạnh và ngược lại kháng cự sẽ trở thành hỗ trợ nếu giá tăng mạnh. Việc kháng cự trở thành hỗ trợ khi bị phá vỡ là điều rất cơ bản nhưng cũng có hiệu quả nhất định khi áp dụng vào thị trường giao dịch.

Nếu giá có xu hướng dưới mức giá hiện tại được gọi là mức hỗ trợ. Ngược lại, nếu giá cao hơn mức hiện tại thì được gọi là mức kháng cự. Bất kỳ đáy nào cũng có thể là hỗ trợ và bất kỳ đỉnh nào cũng có thể là kháng cự. 

Một số điểm lưu ý khác, các nhà đầu tư có thể lưu ý như:

Hỗ trợ và kháng cự đều là các vùng ngưỡng nằm trên biểu đồ, đánh dấu các mức tâm lý giao dịch, được nhà đầu tư sử dụng để thiết lập các điểm ra và vào trên biểu đồ, từ đó tiến hành các giao dịch.

Không cần thiết phải vẽ quá nhiều vùng hỗ trợ và kháng cự, hãy tập trung vào các đường gần nhất với giá và các đường được đánh giá là tiềm năng nhất, việc thể hiện quá nhiều đường trên biểu đồ dẫn tới hoang mang, phân vân, không xác định được các điểm giá cụ thể.

Các đường hỗ trợ và kháng cự mà bạn vẽ trên biểu đồ không phải lúc nào cũng có thể chạm mức cao nhất/ thấp nhất và chính xác nhất. Do việc vẽ các đường kháng cự và hỗ trợ không phải là một môn học, việc vẽ đúng hay gần đúng còn tùy thuộc vào sự nhạy bén của các nhà đầu tư. Bạn có thể xem việc vẽ biểu đồ này là một môn nghệ thuật và hãy cải thiện bằng cách luyện tập, dựa trên những kinh nghiệm đã có.

Hãy chắc chắn rằng giá hình thành rõ ràng trước khi quyết định thực hiện lệnh, bởi đôi khi thị trường thay đổi sẽ xuất hiện những tác động phá vỡ giả, khiến các nhà đầu tư có nhận định sai lầm về thị trường.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét