Mô hình tam giác vuông - right angle Triangle - Đầu tư chứng khoán

Latest

Đầu tư chứng khoán cho mọi người

Thứ Ba, 6 tháng 9, 2022

Mô hình tam giác vuông - right angle Triangle

Mô hình tam giác vuông - right angle Triangle.

Đặc điểm mô hình tam giác vuông.

Mô hình tam giác góc phải là hình thức đặc biệt của kiểu đối xứng, trong đó một trong hai ranh giới được hình thành ở góc 90 độ so với trục thẳng đứng, tức là có 1 đường nằm ngang. Các Mô hình tam giác cân xứng không đưa một chỉ dẫn về hướng mà trong đó nó có thể sẽ phá vỡ. Mô hình tam giác góc phải có ngụ ý mức độ kháng nghiêng của sự hỗ trợ hoặc kháng cự. Mô hình này có hai loại là tam giác góc phải tăng và tam giác góc phải giảm.

Mô hình Tam giác vuông tăng - Ascending right angle Triangle xuất hiện khi đường kháng cự ngang chạm với đường hỗ trợ chếch lên ở phần bên phải của biểu đồ. Để mô hình tam giác có hiệu lực thì cả hai đường phải có 2 lần chạm của giá.



Mô hình Tam giác vuông giảm - Descending right angle Triangle xuất hiện khi đường hỗ trợ nằm ngang chạm với đường kháng cự dốc xuống về phía bên phải của biểu đồ. Để mô hình tam giác có hiệu lực thì cả hai đường phải có 2 lần chạm của giá.



Video phân tích mô hình tam giác vuông:


Hướng phá vỡ mô hình tam giác vuông.

Mô hình tam giác vuông góc trên.

Kirk Patrick và Dahl Quist nói rằng mô hình tam giác vuông góc trên hay tam giác tăng dần phá vỡ phía trên có tỉ lệ xuất hiện khoảng 77% và trung bình của những đợt phá vỡ này xảy ra vào thời điểm khi mô hình hình thành khoảng 61% phía trong tam giác, tính từ đỉnh góc trên đến đỉnh tam giác. Khi phá vỡ lên trên kèm với khối lượng tăng khi giá breakout sẽ cho một tín hiệu chắc chắn và mạnh hơn.

Ngược lại, mô hình tam giác vuông góc trên phá vỡ xuống dưới khoảng 23% khi mô hình tam giác hình thành khoảng 61%. Đối với sự phá vỡ xuống dưới này thì khối lượng tăng hay không không quan trọng, nhưng với khối lượng bán lớn thì khẳng định xu thế giảm sẽ mạnh hơn. 

Mô hình tam giác vuông góc dưới.

Kirk Patrick và Dahl Quist nói rằng mô hình tam giác vuông góc dưới hay tam giác giảm dần phá vỡ xuống phía dưới có tỉ lệ xuất hiện khoảng 64% và trung bình của những đợt phá vỡ này xảy ra vào thời điểm khi mô hình hình thành khoảng 64% phía trong tam giác, tính từ đỉnh góc trên đến đỉnh tam giác.

Ngược lại, mô hình tam giác vuông góc trên phá vỡ lên trên khoảng 36% khi mô hình tam giác hình thành khoảng 64%. Khi phá vỡ lên trên kèm khối lượng tăng thì khẳng định xu thế tăng sẽ mạnh và chắc chắn hơn.

Hiệu suất của giá phá vỡ mô hình tam giác vuông

Mô hình tam giác vuông góc trên.

Hiệu suất của mô hình tam giác vuông góc trên được đưa ra như sau:

  • Giá phá vỡ lên: giá không thể tăng thêm ít nhất 5% chỉ chiếm khoảng 13% tổng thời gian; trung bình mức tăng tối đa là 35%. Sau khi giá bứt phá thường sẽ điều chỉnh giảm 20% rồi mới tăng lên.
  • Giá phá vỡ xuống: giá không thể giảm thêm ít nhất 5% chỉ chiếm khoảng 11% tổng thời gian; trung bình mức giá giảm tối đa là 19%. Sau khi giá bứt phá thường sẽ điều chỉnh tăng lại 20% rồi mới tiếp tục xu hướng giảm.

Mô hình tam giác vuông góc dưới.

Hiệu suất của giá phá vỡ mô hình tam giác vuông góc dưới được đưa ra như sau:

  • Giá phá vỡ lên: giá không thể tăng thêm ít nhất 5% chỉ chiếm khoảng 7% tổng thời gian; trung bình mức tăng tối đa là 47%. Sau khi giá bứt phá thường sẽ điều chỉnh giảm 20% rồi mới tăng lên.
  • · Giá phá vỡ xuống: giá không thể tăng thêm ít nhất 5% chỉ chiếm khoảng 16% tổng thời gian; trung bình mức giá chạy tối đa là 16%. Sau khi giá bứt phá thường sẽ điều chỉnh tăng lại 20% rồi mới tiếp tục xu hướng giảm.

 

Mục tiêu giá của mô hình tam giác vuông

Theo truyền thống, Mục tiêu đo lường cho tam giác tại các đỉnh của thị trường thu được bằng cách vẽ một đường thẳng ở đáy tam giác song song với đường xu hướng trên khi giá giảm chạm đường song song này cho ta mục tiêu để chốt lời, Hoặc chúng ta lấy chiều cao của mô hình thêm vào hoặc trừ ra giá phá vỡ. Trong trường hợp của mô hình góc vuông này thì giá mục tiêu bằng với chiều cao nhất của mô hình.

Mô hình tam giác vuông góc trên.

 Giá phá vỡ lên của mô hình Ascending Triangle:

Giá cao nhất của tam giác + ((Giá cao nhất của tam giác – Giá thấp nhất của tam giác)x 75%).

Tức giá mục tiêu bằng giá phá vỡ cộng với 75% chiều cao mô hình.

 Giá phá vỡ xuống của mô hình Ascending Triangle:

Giá phá vỡ – ((Giá cao nhất của tam giác – Giá thấp nhất của tam giác)x 68%).

Tức giá mục tiêu bằng giá phá vỡ trừ đi 68% chiều cao mô hình.


Mô hình tam giác vuông góc dưới.

Giá phá vỡ lên của mô hình Descending Triangle:

Giá phá vỡ + ((Giá cao nhất của tam giác – Giá thấp nhất của tam giác)x 84%).

Tức giá mục tiêu bằng giá phá vỡ cộng với 84% chiều cao mô hình.

Giá phá vỡ xuống của mô hình Descending Triangle:

Giá thấp nhất của tam giác – ((Giá cao nhất của tam giác – Giá thấp nhất của tam giác)x 54%).

Tức giá mục tiêu bằng giá phá vỡ trừ đi 54% chiều cao mô hình.

Phương pháp giao dịch với mô hình tam giác vuông

Tương tự như mô hình tam giác cân, chúng ta sẽ thực hiện lệnh mua hay bán khi giá break out khỏi mô hình, lệnh dừng lỗ nằm phía ngược lại với lệnh mua hay bán. Chốt lời khi giá đặt mục tiêu theo công thức của bulkowski hoặc bằng với chiều cao mô hình. Cụ thể như sau:

Phương pháp giao dịch với mô hình tam giác vuông góc trên:

Để giao dịch với mô hình tam giác vuông góc trên, điều cơ bản đầu tiên là bạn cần vẽ hai đường xu hướng kháng cự và hỗ trợ trên đồ thị. Sau đó thực hiện xác định các điểm vào lệnh, chốt lời và cắt lỗ.

Khi giá vượt qua ngưỡng kháng cự trên, chúng ta sẽ kích hoạt lệnh mua. Hoặc Chờ giá đóng cửa chính thức breakout khỏi đường kháng cự, hoặc chờ giá pullback về thì bắt đầu giao dịch theo xu hướng tăng. Đặt lệnh dừng lỗ ở dưới đường kháng cự trên.

Chốt lời khi đạt mục tiêu giá đạt target bằng giá phá vỡ cộng với 75% chiều cao của mô hình. Chúng ta cũng có thể chốt lời khi giá đạt bằng chiều cao của mô hình nhưng cần thận trọng vì xác suất không cao bằng mục tiêu giá theo công thức của bulkowski.

Khi giá phá vỡ ngưỡng hỗ trợ dưới, chúng ta kích hoạt lệnh bán hay short, Hoặc chờ giá đóng cửa chính thức breakout đường hỗ trợ, chờ giá pullback về và bắt đầu giao dịch theo xu hướng giảm. Điểm dừng lỗ ngay trên đường hỗ trợ.

Ở trường hợp này, Chốt lời khi đạt mục tiêu giá đạt target bằng mức giá phá vỡ trừ 68% chiều cao mô hình. Chúng ta cũng có thể chốt lời khi giá giảm bằng chiều cao của mô hình nhưng cần thận trọng vì xác suất không cao bằng mục tiêu giá theo công thức của bulkowski.

Phương pháp giao dịch với mô hình tam giác vuông góc dưới:

Phương pháp giao dịch với mô hình tam giác vuông góc dưới hoàn toàn tương tự với mô hình tam giác góc trên. Khi giá breakout xuyên thủng ngưỡng hỗ trợ thì đây là cơ hội thích hợp để các trader vào lệnh mua. Ngược lại, khi khu vực kháng cự bị phá vỡ là thời điểm thích hợp để các nhà đầu tư đặt lệnh bán trên thị trường.

Khi giá vượt qua ngưỡng kháng cự trên, chúng ta sẽ kích hoạt lệnh mua, Hoặc Chờ giá đóng cửa chính thức breakout khỏi đường kháng cự, hoặc chờ giá pullback về thì bắt đầu giao dịch theo xu hướng tăng. Đặt lệnh dừng lỗ ở dưới đường kháng cự trên.

 Ở trường hợp này, chúng ta chốt lời khi đạt mục tiêu giá bằng giá phá vỡ cộng với 84% chiều cao của mô hình. Chúng ta cũng có thể chốt lời khi giá đạt bằng chiều cao của mô hình tuy nhiên cần quan sát kỹ xu hướng vì khả năng tăng cao như vậy có xác suất không cao bằng mục tiêu giá theo công thức của Bulkowski.

Khi giá phá vỡ ngưỡng hỗ trợ dưới, chúng ta kích hoạt lệnh bán hay short, Hoặc Chờ giá đóng cửa chính thức breakout khỏi đường hỗ trợ, hoặc chờ giá pullback về đường hỗ trợ thì bắt đầu giao dịch theo xu hướng giảm. Điểm dừng lỗ ngay trên đường hỗ trợ.

Ở trường hợp này, Chốt lời khi đạt mục tiêu giá đạt target bằng mức giá phá vỡ trừ đi 54% chiều cao mô hình. Chúng ta cũng có thể chốt lời khi giá giảm bằng chiều cao của mô hình nhưng cần thận trọng vì xác suất không cao bằng mục tiêu giá theo công thức của bulkowski.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét