Mô hình vai đầu vai đảo ngược - Inverse Head and Shoulders - Đầu tư chứng khoán

Latest

Đầu tư chứng khoán cho mọi người

Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2022

Mô hình vai đầu vai đảo ngược - Inverse Head and Shoulders

Mô hình Vai đầu vai đảo ngược - Inverse Head and Shoulders.

 

Mô hình Vai đầu vai đảo ngược - Inverse Head and Shoulders, đôi khi được gọi là mô hình Vai đầu vai ở đáy, là một mô hình đảo chiều tăng giá tại đáy. Nó bao gồm sự sụt giảm cuối cùng được tách bởi hai sự sụt giảm nhỏ hơn.

 ​


Thông thường, khối lượng cao tại đáy của vai bên trái và trong suốt sự hình thành phần đầu. Đặc tính chính của khối lượng là hoạt động trên vai phải cái mà giảm đi trong suốt sự sụt giảm của đáy và mở rộng trên sự đột phá. Sự nghịch đảo vai đầu vai giống như Mô hình vai đầu vai, nó có khối lượng thay đổi lớn trong các vùng như đường xu hướng dốc, số lượng vai và vân vân. Vì tại đỉnh, sự hình thành càng có nhiều phức hợp thì tầm quan trọng của nó càng lớn.

Video phân tích Mô hình Vai đầu vai đảo ngược:


Yếu tố cấu thành mô hình vai đầu vai đảo ngược như sau:

·         Vai trái: Thời điểm bắt đầu hình thành xu hướng giảm giá chứng khoán, kết hợp với khối lượng giao dịch lớn. Sau khi tạo đáy đầu tiên của giá chứng khoán, thị trường sẽ có điều chỉnh tăng tạo đỉnh.

·         Đầu ở giữa: Từ điểm đỉnh của vai trái, giá chứng khoán bắt đầu giảm trở lạnh, tạo đáy mới và thấp hơn đáy của vai trái. Đi kèm với đó là khối lượng giao dịch cũng tăng mạnh, thấp hơn hoặc bằng giai đoạn tạo đáy vai trái. Sau khi tạo đáy, giá lại bắt đầu điều chỉnh đi lên tạo đỉnh ngang bằng với đỉnh đầu tiên. Khi nối 2 đỉnh của vai trái lại có thể tạo thành đường neckline.

·         Vai phải: Thời điểm cố gắng tiếp tục xu hướng giảm của mã chứng khoán. Lúc này, từ đỉnh thứ 2 giá sẽ giảm dần trở lại, tạo đáy vai thứ 2 nhưng chỉ thấp bằng đáy vai trái với khối lượng thấp hơn so với trước đó. Điều này cho thấy sự xu hướng giảm đã yếu đi, người bán không còn hào hứng bán ra nữa. Sau đó, giá sẽ quay đầu tăng lên, đồng thời phá vỡ đường viền neckline và báo hiệu xu hướng giá tăng lên.

·         Đường viền cổ: là đường nối giữa hai đỉnh của mô hình, đóng vai trò  rất quan trọng trong mô hình này, nó là mức kháng cự khi dự đoán mô hình vai đầu vai tăng giá. Đặc điểm đường viền cổ có thể thẳng nằm ngang hoặc hơi vênh.

 

Theo nghiên cứu của Bulkowski (2005) thì mô hình này có trung bình mức tăng tối đa khoảng 48%. Mô hình Vai đầu vai bao gồm ba đáy hình chữ “V”, với đáy đầu và đáy thứ ba ở mức giá khá bằng nhau và đáy ở giữa thì thấp hơn hai đáy còn lại. Một mô hình Vai đầu vai đảo ngược có hai đỉnh (là các mức giá cao nhất) nằm giữa đáy thứ nhất và đáy thứ hai và đáy cuối cùng.

 

Các loại mô hình vai đầu vai đảo ngược.

Đường cổ là đường nối giữa hai đỉnh của mô hình này. Có ba kiểu mẫu đối với mô hình Vai đầu vai đảo ngược vì nó liên quan đến đường cổ này: Nếu đỉnh thứ hai cao hơn đỉnh đầu tiên, thì đó là một mô hình vai đầu vai có đường cổ dốc lên. Nếu đỉnh thứ hai thấp hơn đỉnh đầu tiên, thì đó là một mô hình vai đầu vai có đường cổ dốc xuống. Còn nếu đỉnh thứ hai ngang bằng với đỉnh đầu tiên, thì đó là một mô hình vai đầu vai có đường cổ ngang tiêu chuẩn.


Tâm lý của mô hình Vai đầu vai đảo ngược.

 

Tâm lí giao dịch của mô hình Vai đầu vai đảo ngược được giải thích như sau: mô hình Vai đầu vai đảo ngược xuất hiện trong một xu hướng giảm (downtrend), với vai trái là một đáy thấp hơn trong xu hướng giảm. Đỉnh đầu tiên sau vai trái chỉ là một vùng giá hồi lên trên đã được dự đoán trong xu hướng giảm này. Từ đó, giá tiếp tục đi xuống và tạo thêm một đáy thấp hơn nữa (tạo ra phần đầu). Đến lúc đó, mô hình Vai đầu vai đảo ngược không hẳn là mô hình Vai đầu vai nữa mà nó giống như một đáy thấp hơn đi với một sự hồi lại lên trên và một đáy thấp hơn nữa trong xu hướng giảm thông thường mà thôi. Tuy nhiên, vấn đề phát sinh ở cả hai vùng bao gồm đỉnh hồi lại thứ hai và đáy vai trái.

 

Đối với đường cổ dốc lên, sự hồi lại sau đáy thấp nhất của phần đầu tạo ra một đỉnh thứ hai khá cao so với kì vọng. Bởi vì đỉnh thứ hai là một đỉnh cao hơn và một trong các định nghĩa của xu hướng tăng chỉ ra giá phải tạo thành các đỉnh và đáy thấp dần, như vậy, xu hướng giảm về mặt kĩ thuật xem như đã chấm dứt và một xu hướng tăng mới có thể bắt đầu. Việc đáy vai phải cao hơn đáy của đầu đã xác nhận khả năng cao về sự kết thúc của xu hướng giảm vì lúc này, trên đồ thị đã có một đáy và đỉnh cao dần (một trong các định nghĩa của xu hướng tăng).

 

Tuy nhiên, đối với đường cổ dốc xuống của mô hình Vai đầu vai đảo ngược, sự hồi lại lên trên từ đáy của phần đầu tạo ra đỉnh thứ hai vẫn thấp hơn và điều này cho thấy xu hướng giảm vẫn còn tồn tại. Người giao dịch chỉ nên lo lắng khi vai phải không thể tạo ra một đáy thấp hơn nữa. Khi giá phá vỡ lên trên đường cổ dốc xuống của mô hình Vai đầu vai  đảo ngược, nhiều khả năng đường kháng cự dốc xuống của xu hướng tăng trước đó đã bị phá vỡ.


Mục tiêu giá của mô hình vai đầu vai đảo ngược.

Mục tiêu giá dựa trên nguyên tắc tương tự đối với đỉnh đầu và đáy. Chiều sâu tối đa được đo và sau đó dự kiến từ điểm đột phá.

Kirk Patrick & Dahl Quist (2010) cho rằng một tín hiệu mua được kích hoạt khi giá phá vỡ qua đường cổ, nhưng cũng cảnh báo người giao dịch không nên vào lệnh trong sự dự đoán tín hiệu phá vỡ đường cổ vì “rủi ro thất bại là quá lớn”; họ cũng khuyến nghị giá mục tiêu là độ cao của mô hình (giá cao nhất của hai đỉnh trừ giá thấp nhất của đáy ở phần đầu) cộng với giá phá vỡ. Tuy nhiên, Bulkowski (2008) đưa ra một giá mục tiêu nhỏ hơn sau đây:

  • Giá mục tiêu bằng Giá phá vỡ cộng ((Giá đường cổ trừ Giá thấp nhất ở đầu ) nhân 74%). Tức là giá mục tiêu bằng giá phá vỡ cộng với 74% chiều cao mô hình.

Phương pháp giao dịch với mô hình Vai đầu vai đảo ngược.

 

Kirk Patrick & Dahl Quist (2010) cho rằng một tín hiệu mua được kích hoạt khi giá phá vỡ qua đường cổ, nhưng cũng cảnh báo người giao dịch không nên vào lệnh trong sự dự đoán tín hiệu phá vỡ đường cổ vì “rủi ro thất bại là quá lớn”; do đó luôn phải đặt lệnh dừng lỗ ở dưới đường cổ này.

 

Cụ thể: khi giá phá vỡ lên trên đường viền cổ, tức đường kháng cự của mô hình, chúng ta vào lệnh mua hay long. Nếu cẩn thận, bạn cũng có thể chờ giá pullback lại đường viền cổ rồi mới vào lệnh. Điểm dừng lỗ đặt ngay dưới đường viền cổ của  mô hình.

 

Điểm chốt lời đầu tiên là khi giá đạt được mục tiêu theo công thức của  bulkowski, tức giá mục tiêu bằng giá phá vỡ cộng thêm 74% chiều cao mô hình. Điểm chốt lời tiếp theo là giá mục tiêu bằng giá phá vỡ cộng với chiều cao mô hình. Chúng ta có thể kết hợp với các chỉ báo khác như MACD, RSI để xem xu hướng tăng có tiếp tục không để chốt lời ở mức cao hơn.

 

Ở đây tôi dùng sự phân kỳ và hội tụ của MACD và RSI để có mức vào lệnh và chốt lời tốt hơn. Trong 1 xu hướng giảm và hình thành Vai – Đầu – Vai ngược thì chúng ta có Đáy tạo thành Đầu sẽ thấp hơn Đáy tạo thành Vai trái. Và chính vì vậy, nếu có thêm tín hiệu MACD Histogram báo hiệu Đáy sau cao hơn đáy trước thì quá tuyệt vời, chúng ta có thể áp dụng thêm phương pháp phân kỳ và hội tụ này để vào lệnh ngay trước khi Vai phải được hình thành đầy đủ. Đồng thời chốt lời ở mức cao hơn nếu tín hiệu MACD chưa cho tín hiệu giảm khi giá đã đạt mục tiêu bằng chiều cao mô hình.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét